Thư pháp từ trước đến nay là một nét văn hóa không thể không nhắc đến vào mỗi dịp tết đến xuân về. Việc đưa font thư pháp Việt hóa vào các văn bản, tờ rơi quảng cáo đang rất phổ biến vì font chữ rất đẹp, độc lạ và gần gũi với mọi người. Trong bài viết này mình sẽ hướng dẫn các bạn cách tải trọn bộ font thư pháp Việt hóa đẹp nhất hiện nay.
Nội dung chính
Điều cần biết cơ bản về chữ thư pháp
Thư pháp là cách người xưa thể hiện cảm xúc, tâm trạng vào trong từng nét chữ, cách viết, cách trình bày con chữ,… Thư pháp viết bằng chữ Việt thì được phép sáng tạo, tự do, không nhất thiết phải bó buộc vào trong một khuôn khổ như chữ Hán.
Còn đối với thư pháp viết bằng chữ Latin, vì không phải là chữ tượng hình như chữ Hán nên việc biểu thị ý nghĩa cũng rất khó. Nên từ đó người viết đã cố tình tạo ra các sản phẩm mang ý nghĩa hình ảnh và điều đó cũng đã làm mất đi cấu trúc chính của thư pháp.
Các lối viết trong thư pháp cũng rất phong phú, đa dạng
- Chữ chân phương: đây là nét viết chữ phổ biến và dễ đọc nhất. Chính vì vậy, lối viết này đang trên đà phát triển mạnh và dần trở nên phổ biến.
- Chữ cách điệu: lối viết này thường thể hiện ý nghĩa qua hình tượng hơn là về mặt chữ, vì vậy tuy chữ sẽ khó đọc hơn nhưng ta vẫn có thể hiểu được qua mặt hình tượng.
- Chữ Thảo: là cách viết mà người đọc khó hiểu được nghĩa ngay mà phải cần mất một lúc, thậm chí không thể hiểu được người viết đang viết gì. Cách viết này nặng về phần hồn của chữ, ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt qua đó.
- Chữ mộc: đây có lẽ là lối viết gây khó khăn cho người đọc nhất vì muốn đọc được thì bạn phải soi chữ vào gương, vì chữ mộc được viết ngược để khắc vào bản in gỗ. Chữ mộc có hẳn riêng 1 trường phái, với những quy định về cách viết cho từng bộ chữ.
Font chữ thư pháp Việt hóa
Bạn phải sử dụng bảng mã Unicode cho hệ thống Unikey hoặc Vietkey để sử dụng font script Unicode. Nếu bạn muốn sử dụng font VNI script trong Unikey hoặc Vietkey thì bạn phải sử dụng bảng mã VNI cho Windows. Chọn mã HCM2 Bách Khoa và cách viết sử dụng Telex hoặc VNI, tùy thuộc vào nhu cầu thiết kế của bạn.
Sử dụng font chữ thư pháp Việt hóa online
Phông chữ thư pháp trực tuyến là phông chữ thư pháp đã được tích hợp vào hệ thống công nghệ.
Ưu điểm của hệ thống font chữ thư pháp online
- Có rất nhiều phông chữ đẹp khác nhau.
- Khác biệt, độc đáo.
- Dễ dàng thay đổi mà không mất thời gian chỉnh sửa.
- Cách viết không khác gì nét mực viết tay.
- Có thể kết hợp linh hoạt với các kiểu chữ thư pháp Việt hóa khác để tạo ra những sản phẩm riêng biệt, không trùng lặp.
Lưu ý khi dùng font chữ thư pháp online
Xin lưu ý rằng phông chữ 1BK của Thư pháp HL này chỉ có 4 ký tự với 2 cách viết, tức là H. chữ h, chữ n, chữ t và chữ g,
Ví dụ: còn chữ n, chữ t và chữ g, tùy theo cách viết, ngoài cách gõ thông thường trên mỗi phím, các ký tự phụ này được sắp xếp như sau:
- Chữ h đứng cuối: phím dấu (`). Sau khi gõ như bình thường, chúng ta đánh dấu ký tự h và gõ phím dấu` (đây là phím ~ nằm dưới phím ESC)
- Chữ giữa n: phím dấu ngã (~). Sau khi gõ như bình thường, chúng ta gạch bỏ ký tự n và gõ phím dấu ~ ~
- Kiểu cuối cùng t: phím pound (#). Sau khi gõ như bình thường, chúng ta bôi đen ký tự t và nhập phím ký tự #.
Tải Font chữ thư pháp đẹp
Font chữ VNI Quang Ninh
Đây là một font chữ thư pháp Việt hóa được sử dụng khá phổ biến do tác giả Quang Ninh sáng tạo ra. Font chữ này được thiết kế kiểu chữ với nét thanh, nét đậm khá rõ ràng, nên khá dễ đọc, dễ sử dụng:
Link download font chữ:
[wpsm_button color=”btncolor” size=”medium” link=”http://kienthuchay.xyz/download-font-vni-quang-ninh/” icon=”download” class=””]DOWNLOAD[/wpsm_button]
Font chữ TMC – Ong Do
Với những bạn muốn văn bản của mình có những nét chữ y hệt được viết tay bởi các ông đồ thì hãy sử dụng font chữ này. Font chữ thư pháp Việt hóa này thì thường được sử dụng để viết các phần câu đối hay các bức hoành phi treo trong nhà, rất đẹp và chiều mắt người nhìn.
Link download font chữ:
[wpsm_button color=”btncolor” size=”medium” link=”http://kienthuchay.xyz/download-font-chu-tmc-ong-do/” icon=”download” class=”” rel=”nofollow sponsored”]DOWNLOAD[/wpsm_button]
Font chữ thư pháp Việt hóa Thufap02
Chúng ta khá dễ nhận ra font chữ này trên các tấm thiệp mời, thiệp mừng, phong bao lì xì, thư kỉ niệm,… Những designer rất thích dùng kiểu font chữ này vì nó rất dễ đọc, dễ nhìn, nét chữ cũng không quá cứng nhưng cũng không quá yểu điệu, nên rất dễ gây thiện cảm tốt cho người đọc thiệp.
Link download font chữ:
[wpsm_button color=”btncolor” size=”medium” link=”http://kienthuchay.xyz/download-font-chu-thu-phap-viet-hoa-thufap02/” icon=”download” class=”” rel=”nofollow sponsored”]DOWNLOAD[/wpsm_button]
Font chữ thư pháp Việt hóa UTM Thiên Ân
Đây là một font chữ thư pháp Việt hóa được truyền bá rộng rãi, và khá phổ biến trong giới designer nhằm phục vụ cho các nhu cầu cá nhân là chính, bởi vì với nét chữ này thì thường tác phẩm sau khi hoàn thành trông sẽ không khác gì so với khi các bạn viết tay cả.
Link download font chữ:
[wpsm_button color=”btncolor” size=”medium” link=”http://kienthuchay.xyz/download-font-chu-viet-hoa-utm-thien-an/” icon=”download” class=”” rel=”nofollow sponsored”]DOWNLOAD[/wpsm_button]
Font chữ thư pháp Công Thủy
Ta thường dễ bắt gặp kiểu chữ này trên các câu đối dùng để treo tường trong các dịp lễ tết, hay những phần câu chúc đầu xuân rất ý nghĩa, thậm chí là đôi lúc còn có thể thấy kiểu chữ này trên cả những bức tranh treo tường. Thực sự có thể nói font chữ thư pháp Việt hóa Công Thủy xuất hiện phổ biến như một kiểu chữ quốc dân vậy.
Link download font chữ:
[wpsm_button color=”btncolor” size=”medium” link=”http://kienthuchay.xyz/download-font-chu-thu-phap-cong-thuy/” icon=”download” class=”” rel=”nofollow sponsored”]DOWNLOAD[/wpsm_button]
Cách cài đặt font chữ thư pháp Việt hóa (2 cách ):
Cách 1:
- Các bạn có thể download font chữ các bạn thích về máy sau đó hãy giải nén tệp bạn vừa tải về ra 1 thư mục khác.
- Sau đó bạn copy toàn bộ font chữ đó.
- Tiếp theo bạn vào phần Start, tìm mục C: WindowsFonts rồi ấn Enter.
- Cuối cùng bạn dán toàn bộ font bạn vừa copy vào cửa sổ.
Cách 2:
- Các bạn vào phần Start, tìm mục Setting, chọn Control Panel, chọn tiếp mục Fonts.
- Sau đó bạn chọn Menu files, chọn tiếp Install new font. Khi đó hộp thoại add fonts chữ mới sẽ hiện ra trên màn hình chính.
- Tiếp theo bạn chọn vào phần mũi tên chỉ xuống trong khung Drives, chọn thư mục chứa fonts chữ mà bạn cần rồi chọn thư mục đó, lúc đó fonts bạn chọn sẽ xuất hiện trên hộp thoại.
- Bạn chọn được fonts chữ đúng ý muốn rồi thì chọn tiếp select all , rồi chọn Ok.
Một số lưu ý khi bạn sử dụng các font chữ thư pháp Việt hóa
- Đối với bộ font chữ thư pháp Unikey thì bạn sử dụng bảng mã Unicode trong Vietkey hay Unikey như bình thường.
- Đối với bộ Font chữ thư pháp VNI thì bạn bắt buộc phải sử dụng bảng mã VNI trên Vietkey và Unikey.
- Còn đối với riêng bộ font HL thư pháp thì bạn chọn bảng mã Bách Khoa HCM2, còn đối với kiểu gõ thì tùy vào người sử dụng, có thể chọn Telex hoặc Unikey cũng được.
Trên đây là những chia sẻ của bản thân mình về khái niệm chữ thư pháp, các kiểu chữ thư pháp mà phổ biến hiện nay, một số các font thư pháp Việt hóa đẹp mà mình biết và đã sử dụng qua, cách cài đặt font chữ cho những bạn còn băn khoăn không biết tải về như nào và cuối cùng là một số lưu ý nho nhỏ để các bạn sử dụng các font chữ thành công. Mình mong các bạn sẽ chọn cho mình được font chữ mà bạn yêu thích.