Khử trùng có thể hiểu đơn giản là việc giết chết hoặc khử đi hoạt tính của những vi sinh vật gây hại. Vậy hiện nay có những phương pháp khử trùng nào? Mời bạn cùng xem nội dung chi tiết trong bài viết sau đây để tìm hiểu kỹ hơn khử trùng là gì? Các phương pháp khử trùng trong nhà và trong phòng thí nghiệm bạn có thể áp dụng.
Nội dung chính
Khử trùng là gì?
Khử trùng quá trình loại bỏ gần hoàn toàn hoặc hoàn toàn vi sinh vật (trừ các dạng nha bào) bằng cách ngâm dụng cụ vào trong dung dịch hoá chất hoặc bằng phương pháp Pasteus. Hiểu một cách đơn giản thì khử trùng là việc giết chết hoặc khử đi hoạt tính của những vi sinh vật gây hại.
Phân biệt khử trùng, tiệt trùng và vệ sinh
Khử trùng, tiệt trùng, khử khuẩn, tiệt trùng, tiệt khuẩn, diệt trùng, tiêu độc, khử độc,… đều là những thuật ngữ chuyên môn của ngành vi sinh vật học, vệ sinh công nghiệp. Đối với những người không theo ngành sẽ rất dễ bị rối và không thể phân biệt được ý nghĩa của các thuật ngữ này. Tuy nhiên bạn có thể phân biệt các khái niệm về tiệt khuẩn, diệt trùng, vệ sinh một cách đơn giản như sau:
- Khử trùng, tiêu độc khử trùng, khử độc, tẩy uê, khử khuẩn (disinfection): Là tiêu diệt, ức chế hoặc loại trừ các vi sinh vật gây bệnh. Mục đích là tiêu diệt mầm bệnh nhưng trên thực tế cũng chỉ là làm giảm số lượng chung của vi sinh vật. Để khử trùng, bạn cần dùng các chất tiêu độc (disinfectant). Và biện pháp khử trùng được dùng để tiêu độc các vật liệu, không dùng cho con người và động thực vật.
- Tiệt trùng, tiệt khuẩn (sterilization): Là tiêu diệt tất cả vi sinh vật, bào tử, virus, viroid và vi sinh vật sinh bào tử. Để diệt khuẩn có thể dùng các chất diệt khuẩn (sterilant) hoặc dùng các nhân tố vật lý khác.
- Vệ sinh, tiêu độc vệ sinh (sanitization): Vệ sinh hay tiêu độc vệ sinh là quá trình làm giảm số lượng vi sinh vật xuống tới mức an toàn trở xuống, tức la đạt đến tiêu chuẩn vệ sinh. Để vệ sinh, tiêu độc vệ sinh, người ta thường dùng các chất làm sạch moi trường và vật dụng mà không có hại cho cơ thể người và động thực vật.
Các phương pháp khử trùng:
Hiện nay phương pháp khử trùng được sử dụng trong phòng thí nghiệm và cả trong gia đình. Các phương pháp khử trùng trong phòng thí nghiệm đòi hỏi người làm công tác trong phòng kiểm nghiệm cần có kiến thức về vô trùng cũng như nắm được các kỹ thuật khử trùng vơ bản để đảm bảo an toàn, và kêt quả chính xác cho các thí nghiệm. Ngược lại, các phương pháp khử trùng tại nhà sẽ đơn giản hơn và an toàn hơn với các phương pháp dễ thực hiện từ những hóa chất có sẵn. Sau đây sẽ là các phương pháp khử trùng trong phòng thí nghiệm và tại nhà.
Các phương pháp khử trùng trong phòng thí nghiệm:
Phương pháp khử trùng vật lý:
- Khử trùng bằng nhiệt:
- Chỉ định: Khử trùng bơm kim tiêm, dụng cụ tiểu phẫu thuật. Khử trùng quần áo, chăn màn, các dụng cụ đã dùng của người bệnh.
- Cách khử trùng: Đun sôi ở 100°C/30 phút để tiêu diệt tế bào sinh dưỡng hoặc hấp bằng hơi nước ở nhiệt độ 121°C/15-30 phút để tiệt trùng hoàn toàn.
- Dùng phương pháp đốt:
- Dùng lò đốt nhỏ để đốt xác động vật thí nghiệm, bông gạc bẩn.
- Dùng cồn để đốt các dụng cụ tiểu phẫu thuật.
- Dùng đèn cồn, đèn gaz khử trùng miệng ống nghiệm, đầu que cấy.
- Dùng tia cực tím (tia U.V):
- Chỉ định: Khử trùng không khí trong phòng vô trùng, phòng mổ và khử trùng nước. Lưu ý: Tia cực tím có thể gây viêm kết mạc và giác mạc.
- Tia cực tím (U.V) bước sóng 13,6 – 400nm, nhất là 257nm, có tác dụng khử tràng, cấu trúc của các phân tử của vi sinh vật như acid nucleic sẽ bị biến đổi khi hấp thụ bức xạ này, làm đột biến hoạc làm hỏng chất liệu di truyền dẫn đến chết.
- Khử trùng bằng màng lọc:
- Chỉ định: Khử trùng các chất lỏng không chịu được nhiệt độ cao trên 60°C.
- Cách khử trùng: Chất lỏng được lọc qua một màng lọc xốp có lỗ lọc với đường kính 0,22mm nhỏ hơn đường kính của tế bào vi sinh vật nhỏ nhất. Toàn bộ vi trùng sẽ bị giữ lại trên màng lọc, dung dịch đi qua màng lọc đã được vô trùng.
- Lưu ý: Cần vô trùng các vật dụng như: Phễu, thiết bị lọc và màng lọc.
Phương pháp khử trùng hóa học:
- Dùng cồn:
- Thường dùng để khử trùng da, bàn tay trong phẫu thuật và vệ sinh phòng bệnh. Dùng dung dịch ethanol 80%, iopropaeol 70% và propanol 60% để khử trùng.
- Phương pháp khử trùng bằng cồn có thời gian tác dụng ngắn, có khả năng thấm vào các lỗ chân lông và tuyến mồ hôi. Tuy nhiên khử trùng bằng cồn sẽ bay hơi nhanh và rất dễ cháy.
- Khử trùng bằng khí Clo:
- Được dùng nhiều để khử trùng nước. Khí Clo khuếch tán xuyên qua lớp màng tế bào của vi sinh vật sau đó phản ứng với những thành phần bên trong tế bào và phá hủy quá trình trao đổi chất bên trong dẫn đến việc phá hủy tế bào, tiêu diệt vi sinh vật.
- Nhược điểm là phản ứng không đặc hiệu xảy ra rất nhanh với nhiều chất hữu cơ khác nhau, hiệu quả khử trùng kém khi vật khử trùng dính nhiều đờm, mủ. Ngoài ra cũng cần lưu ý khí clo có tính độc, có thể dị ứng với iốt.
- Clo để thanh khuẩn nước ăn.
- Clorua vôi khử trùng chất nôn, chất thải.
- Chloramin tinh kiết 1% để khử trùng bàn tay trong 5 phút.
- Chloramin 1% để khử trùng dụng cụ phải ngâm trong 20 phút.
- Chloramin 1,5-2,5% để khử trùng đồ vải và tẩy uế trong 2-12 giờ.
- Khử trùng bằng muối kim loại nặng:
- Dùng để sát trùng vết thương, da và niêm mạc, dùng làm thuốc nhỏ mắt Argerol có muối bạc.
- Muối kim loại nặng có tác dụng chế khuẩn, không diệt được nha bào, virus và khả năng diệt các vi khuẩn kháng acid yếu.
- Các phương pháp khử trùng trong phòng nhà:
- Khử trùng bằng ánh sáng mặt trời:
Bạn hãy tận dụng tia tử ngoại và tia hồng ngoại trong ánh sáng mặt trời để khử trùng các loại vi sinh vật. Vì vậy bạn nên phơi nắng chăn ga, gối nằm, thảm trải, thảm lau hay chén bát mới rửa dưới ánh nắng mặt trời từ 3 đến 6 tiếng để khử trùng sạch sẽ nhé. Ngoài ra bạn cũng nên thường xuyên mở cửa sổ, cửa chính trong nhà để đón nắng, không chỉ giúp không khi trong phòng thoáng mát mà còn giúp diệt khuẩn hiệu quả và hoàn toàn miễn phí.
- Khử trùng bằng cách đun sôi:
Bạn có thể sử dụng phương pháp này để khử trùng chén bát, đồ chơi trẻ em. Bạn chỉ cần ngâm đồ vật cần khử trùng trong nước sôi từ 15 đến 20 phút sẽ giúp tiêu diệt được các loại vi khuẩn thông thường. Sau đó, bạn chỉ cần vớt đồ dùng ra và đem phơi nắng cho khô ráo sẽ tăng hiệu quả khử trùng lên gấp nhiều lần.
- Khử trùng bằng giấm:
Trong giấm ăn có chưa axit atelic có khả năng sát khuẩn cao nên bạn có thể sử dụng để khử trùng đồ vật và không khí trong nhà. Cách khử trùng bằng giấm thực hiện như sau: Pha hỗn hợp giấm ăn với nước theo tỉ lệ 1:3 sau đó đun sôi nhỏ lửa, khi đun sôi nhớ đón kín cửa tăng hiệu quả khử trùng trong phòng hơn.
- Khử trùng bằng nước và muối trắng:
Pha dung dịch nước ấm và muối trắng theo tỉ lệ 1:3 để vệ sinh các thiết bị điều khiển như remote tivi, máy lạnh, quạt, bàn phím, chuột vi tính, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, điện thoại di động hay các vật dụng cầm tay thường xuyên tiếp xúc với nhiều người trong gia đình.
Các phương pháp khử trùng không chỉ được dùng trong phòng thí nghiệm, bệnh viện mà ngay tại nhà bạn cũng có thể khử trùng các vật dụng thật dễ dàng với các phương pháp vô cùng đơn giản. Hãy thường xuyên khử trùng nhà cửa để hạn chế khả năng nhiễm bệnh. Chúc các bạn thực hiện thành công và có không gian sống lành mạng hơn.
Vệ sinh nhà Sài Gòn – Đơn vị cung cấp dịch vụ phun thuốc khử trùng uy tín tại Tp. Hồ Chí Minh.
Quý khách có nhu cầu xin liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới đây.
Công ty Vệ sinh nhà Sài Gòn
- Hotline: 0962 557 205
- Email: [email protected]
- Địa chỉ: 292/37/18 Bình Lợi, P.13, Q. Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
- Website: www.vesinhnha.com.vn