Nguy cơ bệnh tật gia tăng theo độ tuổi và với nam giới tuổi trung niên, 95% trong số đó phải đối mặt với bệnh gout. Chế độ ăn cho người bệnh gout là yếu tố quan trọng nhất có liên quan mật thiết đến bệnh lý về xương khớp này. Người bệnh gút nên ăn gì ? thực phẩm nào không nên ăn là cách tăng cường sức khỏe hàng đầu giúp người bệnh ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của gout.
Nội dung chính
Người bệnh gout nên ăn gì?
Bệnh gout (gút) còn có tên gọi khác là thống phong, là tình trạng rối loạn chuyển hóa nhân purin ở thận khiến nồng độ acid uric trong huyết tương tăng lên quá cao. Do cơ thể không kịp đào thải, acid uric tích tụ và lắng đọng thành các tinh thể acid uric hoặc tinh thể urat tại các ổ khớp, gây sưng viêm và đau đớn cho người mắc.

Hiện nay y học chưa tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh gout, tuy nhiên yếu tố làm bệnh trở nên trầm trọng hay thuyên giảm bớt chính là chế độ ăn uống. Do đó nếu người bệnh muốn “chung sống hòa bình” với bệnh lý này, hãy “kết thân” với những thực phẩm dưới đây:
Bổ sung vitamin C
Với liều lượng dưới 1000mg vitamin C mỗi ngày, các nhà khoa học đã chứng minh sử dụng vitamin C với liều lượng từ 500mg – 1500mg mỗi ngày sẽ làm giảm nguy cơ gout tái phát lên tới 45%. Lý do là bởi vitamin C có khả năng tăng đào thải acid uric qua đường nước tiểu từ đó ngăn ngừa sự hình thành các tinh thể trong khớp gây đau đớn, sưng tấy.
Tham khảo:
- Top 10 cây thuốc nam chữa bệnh đau nhức xương khớp tốt nhất
Thực phẩm giàu tinh bột
Các thực phẩm giàu carbohydrate như cơm, bánh mì, phở, bún,… có chứa hàm lượng purin thấp giúp hạn chế tình trạng gia tăng acid uric trong máu, từ đó làm giảm ảnh hưởng của gout lên sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu người bệnh gout có mắc thêm các bệnh lý như tiểu đường thì hãy cân nhắc chọn các loại tinh bột thay thế an toàn như bánh mì đen, gạo lứt, khoai lang, ngũ cốc…

Một số loại rau xanh
Trừ măng tây, giá đỗ và nấm thì các loại rau củ đều thích hợp bổ sung vào chế độ ăn cho người bị bệnh gout bởi hàm lượng purin khá thấp. Các loại rau mà người bệnh nên lựa chọn là rau cần, cải xanh, dưa chuột, súp lơ,…
Các loại quả
Như dâu tây, cam, sơ ri hay thậm chí là lá của cây sake đều có tác dụng đáng kể trong việc hỗ trợ đào thải acid uric dư thừa qua đường nước tiểu.
Người bệnh gout nên kiêng ăn gì?
Tình trạng bệnh gout có thể diễn tiến trầm trọng hơn nếu như người bệnh ăn các loại thực phẩm có hàm lượng purin cao như:
Thịt động vật
Từ thịt gia cầm, thịt bò, nội tạng động vật, thịt thú rừng cho đến các loại hải sản như cua, ghẹ, tôm, sò, ốc, hến, cá trích, cá hồi, cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá cơm… đều là các món ăn có hàm lượng purin cao rất cao, trên 150mg purin/100g thực phẩm.

Một vài loại rau
Như măng tây, rau bina (còn gọi là rau chân vịt), cải bắp, nấm, đậu phộng (lạc) có hàm lượng purin ở mức trung bình, 50 – 150mg purin/100g thực phẩm. Do đó người bệnh nên hạn chế ăn và thay thế bằng các loại rau khác.
Trái cây và các loại đồ chua, lên men
Các loại trái cây có vị chua như xoài xanh, khế,… và kể cả trái cây giàu fructose như nhãn, vải, xoài chín,… đều có thể làm tăng acid uric trong máu. Người bệnh gout cũng nên tránh xa cà muối, dưa chua, măng chua,… bởi chúng có khả năng làm tăng tốc độ tổng hợp acid uric trong cơ thể.
Đồ ăn cay
Có ớt hay tiêu đều có khả năng kích thích hệ thần kinh tự chủ làm tăng hưng phấn gây tái phát bệnh gout.
Rượu bia
Có khả năng tăng quá trình sản sinh acid uric tại gan và cản trở đảo thải ở thận, rượu bia khiến tình trạng gout trở nên trầm trọng và đáng lo ngại hơn.
Tham khảo:
- Thoát vị đĩa đệm cốt sống thắt lưng: Triệu chứng & cách chữa trị
Một số lưu ý về chế độ ăn cho người bị gout
- Sử dụng dầu thực vật có lợi cho sức khỏe như dầu vừng, dầu oliu, dầu lạc,… thay thế cho mỡ động vật.
- Ưu tiên chế biến món ăn bằng cách luộc, hấp thay vì các món xào, chiên.
- Mật ong, siro, nước trái cây, men dinh dưỡng, bánh ngọt, trứng người bị gout cũng nên hạn chế ăn.
- Khi sử dụng vitamin C để uống bổ sung ngăn ngừa và giảm tái phát, người bệnh nên uống theo hướng dẫn của bác sĩ.
Trở thành “bác sĩ” của chính bản thân mình thông qua việc lựa chọn thực phẩm thông minh là liều thuốc đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Những thông tin trong bài viết dựa trên tham vấn y khoa của các bác sĩ chuyên khoa mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị.
Nguồn: Bí Kíp Đẹp Xinh